PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG CƯỜNG ✚ Địa chỉ: 87 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM ✚ Thời gian làm việc: Từ 8h – 20h từ thứ 2 đến chủ nhật (kể cả lễ, tết) ✚ Website: https://phongkhamdakhoahongcuong.vn/ ✚ Hotline: (028) 3863 9888 - tư vấn miễn phí 24/24 http://google.com.do/url?q=https://phongkhamdakhoahongcuong.vn/
[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Chúng tôi hiện không chấp nhận ý kiến
Thuốc bôi ngoài da Mupirocin có tên biệt dược là Mupirax, Bactoban, Supirocin. Mupirocin là thuốc kháng sinh tại chỗ, thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm nếu không được dụng đúng cách.
Thành phần: Thuốc thành phần chính là hoạt chất Mupirocin, với lượng tá dược như Macrogol 400, Macrogol 3350 vừa đủ
Dạng bào chế và hàm lượng
♦ Thuốc mỡ Mupirocin 2%: Dạng tuýp 15g, 30g, 60g
♦ Kem bôi Mupirocin calci 2.15% - tương đương mupirocin 2%: Dạng tuýp 15g, 30g, 60g
♦ Thuốc mỡ bôi tại niêm mạc mũi Mupirocin calci 2.15% - tương đương mupirocin 2%: Dạng tuýp 1g, 3g, 6g
♦ Mupirocin là chất kháng khuẩn tại chỗ, có khả năng chống lại những vi sinh vật gây nhiễm trùng da như Staphylococcus aureus, gồm các chủng kháng streptococci, methicillin, staphylococci. Hoạt chất này còn giúp chống lại các vi khuẩn gram âm như E.coli và Haemophilusenzae.
♦ Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng đối với các vi khuẩn kị khí (gồm cả Gram âm và Gram dương), Chlamydia và nấm.
♦ Điều trị ngoài da: Chốc lở, đinh nhọt, viêm nang lông, loét da với diện tích nhỏ, da bị tổn thương nhiễm khuẩn thứ phát sau chấn thương (vết thương dài khoảng 10 cm, hoặc rộng tối đa khoảng 100 cm2).
♦ Sử dụng cho niêm mạc mũi: Điều trị cho những trường hợp nhiễm S. aureus kháng methicilin (MRSA) ở mũi, đồng thời làm giảm nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này.
Lưu ý: Thuốc Mupirocin đôi khi còn được sử dụng với những mục đích khác, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để biết thêm thông tin.
♦ Thuốc Mupirocin chống chỉ định với những đối tượng quá mẫn cảm với hoạt chất Mupirocin hay các thành phần tá dược của thuốc. Người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc hay các loại thực phẩm cũng cần thông báo với bác sĩ trước khi dùng thuốc.
♦ Bên cạnh đó, một số đối tượng như: Trẻ em, phụ nữ mang thai hay dự định mang thai, người mẹ đang cho con bú, đang bị tiêu chảy… nên thận trọng và cân nhắc trước khi sử dụng thuốc.
Sử dụng thuốc Mupirocin theo chỉ dẫn của bác sĩ, không sử dụng với liều lượng cao hơn/ hoặc trong thời gian dài hơn so với quy định. Vì điều này có thể gây kích ứng da hoặc phát sinh tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Thuốc này chỉ được sử dụng trên da, không dùng cho mắt, miệng hay âm đạo. Không sử dụng thuốc cho các vùng da có vết trầy, vết cắt hoặc bị bỏng. Nếu không cẩn thận dính vào những khu vực này cần nhanh chóng rửa sạch bằng nước.
♦ Trước khi bôi thuốc, rửa sạch tay bằng xà phòng và nước, lau khô
♦ Thoa một lớp kem/ thuốc mỡ mỏng lên vùng da bị tổn thương và massage nhẹ nhàng
♦ Nên phủ băng gạc mỏng tại khu vực bôi thuốc
♦ Rửa sạch hai tay sau khi đã bôi thuốc
Liều dùng của thuốc Mupirocin ở từng trường hợp sẽ không giống nhau, còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh. Dưới đây là liều dùng tham khảo của thuốc Mupirocin:
Thuốc Mupirocin dạng kem
♦ Người lớn/ trẻ em trên 3 tháng tuổi: Bôi thuốc 3 lần/ ngày và sử dụng trong vòng 10 ngày
♦ Trẻ em dưới 3 tháng tuổi: Sử dụng theo liều lượng bác sĩ chỉ định
♦ Người lớn/ trẻ em trên 2 tháng tuổi: Bôi thuốc 3 lần/ ngày
♦ Trẻ em dưới 2 tháng tuổi: Sử dụng theo liều lượng bác sĩ chỉ định
♦ Bảo quản thuốc Mupirocin ở nơi khô ráo, có nhiệt độ khoảng 25 độ C.
♦ Không để thuốc ở nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao, hoặc gần với tầm tay trẻ em.
♦ Không sử dụng thuốc Mupirocin cho mắt, nếu mắt vô tình tiếp xúc với thuốc, hãy rửa thật sạch với nước.
♦ Sau khi bôi thuốc, nếu xuất hiện các phản ứng dị ứng hay kích ứng nghiêm trọng trên da, người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ.
♦ Sử dụng thuốc Mupirocin trong thời gian dài có thể khiến vi khuẩn hoặc nấm phát triển quá mức.
♦ Trong vòng 3 – 5 ngày sử dụng thuốc, nếu tình trạng nhiễm trùng da không cải thiện hoặc ngày càng nghiêm trọng hơn hãy thông báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra.
♦ Thuốc Mupirocin có thể gây tiêu chảy, thậm chí xảy ra sau 2 tháng ngưng sử dụng thuốc. Trong trường hợp này, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc để điều trị tiêu chảy khi chưa thăm khám với bác sĩ.
♦ Không trộn lẫn Mupirocin với các chế phẩm khác để không làm giảm tác dụng kháng khuẩn của thuốc.
♦ Người bệnh nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc kê toa và không kê toa cũng như thảo dược đang sử dụng để tránh xảy ra tương tác thuốc.
Người bệnh có thể gặp phải một vài tác dụng phụ trong thời gian sử dụng Mupirocin. Mặc dù không phải tất cả các tác dụng phụ đều xuất hiện, nhưng nếu gặp phải bất kì phản ứng lạ nào trong thời gian dùng thuốc hãy thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý.
♦ Da bị nóng rát, châm chích, đau và ngứa, nổi mẩn đỏ, da khô hoặc sưng da
♦ Tiết dịch tại vị trí nhiễm trùng
♦ Buồn nôn
Các tác dụng phụ nếu ở mức độ nhẹ sẽ biến mất sau vòng vài ngày hoặc vài tuần. Nếu tác dụng phụ không biến mất hoặc nặng hơn, hãy thông báo ngay với bác sĩ/ dược sĩ.
♦ Da đỏ lên, phồng rộp, đóng vảy, kích ứng hoặc ngứa ngáy
♦ Da nứt nẻ, bong vẩy, hoặc xuất hiện vết loét
♦ Lở loét, môi/ lưỡi/ bên trong miệng xuất hiện đốm trắng
♦ Đau bụng, tiêu chảy và trong phân có thể lẫn máu
https://dakhoanguyentrai.vn/thuoc-dat-gynecon-co-tac-dung-gi-cach-dung-hieu-qua.html