忍者ブログ

Titanhealthy

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG CƯỜNG ✚ Địa chỉ: 87 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM ✚ Thời gian làm việc: Từ 8h – 20h từ thứ 2 đến chủ nhật (kể cả lễ, tết) ✚ Website: https://phongkhamdakhoahongcuong.vn/ ✚ Hotline: (028) 3863 9888 - tư vấn miễn phí 24/24 http://google.com.do/url?q=https://phongkhamdakhoahongcuong.vn/

2025/01/25

Thuộc tính thuốc Cotrim kháng sinh ra sao?

×

[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。

コメント

Chúng tôi hiện không chấp nhận ý kiến

2020/07/27

Thuộc tính thuốc Cotrim kháng sinh ra sao?

Thuốc Cotrim là sự kết hợp giữa 2 thuốc kháng sinh, là sulfamethoxazole và trimethoprim. Thuốc dùng để trị nhiễm trùng vì vi khuẩn gây ra như là viêm phế quản, nhiễm trùng tai, viêm đường ruột… Nội dung được chia sẻ ngay sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn biết cách dùng thuốc Cotrim hiệu quả hơn.

THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA THUỐC COTRIM

Cotrim chính là thuốc kháng sinh được sử dụng điều trị tình trạng viêm phế quản cùng với một số bệnh nhiễm trùng khác. Tên thương hiệu của thuốc đó là Sulfatrium Ped hay Bactrim và Septra.

1. Công dụng thuốc

Thuốc Cotrim chính là loại thuốc kháng sinh và nó hoạt động thông qua việc tiêu diệt đi những vi khuẩn nhạy cảm. Thuốc được chỉ định điều trị các tình trạng bao gồm viêm tai giữa, viêm phế quản, tiêu chảy, viêm phổi bởi Pneumocystis carinii hay nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ngoài ra thì thuốc còn được chỉ định dùng với những mục đích khác tùy vào chỉ định bác sĩ. Nhưng lưu ý không được dùng Cotrim cho đối tượng trẻ em dưới 2 tuổi bởi có thể gây ra nhiều những phản ứng phụ vô cùng nghiêm trọng.

2. Cách sử dụng thuốc

Bệnh nhân dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ hoặc là thông tin đã được ghi ở bao bì. Nhưng lưu ý không nên dùng thuốc nhiều hơn hoặc lâu hơn so với khuyến cáo.

Thuốc không có công dụng trong việc điều trị các bệnh nhiễm virus như là cảm lạnh, cảm cúm. Do vậy bệnh nhân không nên tự ý dùng vì có thể gây ra nhiều những ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời bệnh nhân cần uống nhiều nước sẽ giúp ngăn ngừa sỏi thận bởi những thành phần có trong Cotrim sẽ kết tủa.

Cotrim chính là thuốc kháng sinh được sử dụng điều trị tình trạng viêm phế quản

3. Liều lượng dùng thuốc

Đối với người lớn khi dùng Cotrim:

Nếu dùng điều trị viêm phổi bởi Pneumocystis carinii: Sử dụng từ 15 đến 20mg/kg mỗi ngày và cứ 6 tiếng uống 1 lần, mỗi ngày nên uống 4 liều. Dùng thuốc ít nhất từ 14 đến 21 ngày.

⇒ Nếu dùng cho người bị Pneumocystis Pneumonia Prophylaxis: Mỗi ngày dùng 1 viên hàm lượng 800mg – 160mg Sulfamethoxazole-trimethoprim. Nhưng tổng liều dùng mỗi ngày không được vượt quá 320mg trimethoprim hoặc vượt quá 1600 mg sulfamethoxazole.

⇒ Nếu dùng cho người bị nhiễm trùng đường tiết niệu: Uống Cotrim thành phần hàm lượng Sulfamethoxazole-trimethoprim 800 mg-160 mg. Đồng thời hãy lưu ý cứ cách 12 giờ sẽ uống 1 lần. Thuốc sẽ được chỉ định dùng từ 10 đến 14 ngày.

⇒ Nếu dùng cho người bị viêm ruột bởi vi khuẩn Shigellosis hoặc bị tiêu chảy: Dùng 800mg – 160mg Sulfamethoxazole-trimethoprim. Cứ cách 12 giờ sẽ uống 1 lần và dùng trong thời gian 5 ngày.

⇒ Nếu bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính bởi chủng Streptococcus pneumoniae hoặc Haemophilusenzae nhạy cảm hoặc viêm tai giữa thì: Sử dụng Cotrim hoạt chất Sulfamethoxazole và trimethoprim liều dùng 800mg và 160mg. Cách khoảng 12 giờ sẽ uống 1 lần và duy trì ít nhất trong 14 ngày.

⇒ Nếu bệnh nhân bị viêm bể thận nhưng không biến chứng: Sử dụng thuốc Cotrim 800mg và 160 với thành phần Sulfamethoxazole và trimethoprim. Lưu ý uống mỗi 12 giờ và chỉ nên sử dụng trong thời gian khoảng 10 ngày.

⇒ Nếu bệnh nhân bị viêm bàng quang: Dùng 400mg và 80mg thuốc Cotrim chứa Sulfamethoxazole-trimethoprim. Mỗi ngày 1 lần hoặc là 1 tuần uống 3 lần trước lúc đi ngủ.

⇒ Nếu bệnh nhân bị Granuloma Inguinale: Dùng 800mg và 160mg Cotrim với Sulfamethoxazole-trimethoprim. Mỗi ngày sẽ uống 2 lần và uống trong thời gian ít nhất là 3 tuần.

⇒ Nếu bệnh nhân bị viêm màng não bởi vi khuẩn: Uống 10 đến 20mg/kg và cách từ 6 đến 12 giờ sẽ uống 1 lần.

⇒ Nếu bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt: Cứ cách 12 giờ sẽ uống Cotrim thành phần Sulfamethoxazole-trimethoprim hàm lượng 800mg và 160mg. Thời gian dùng thuốc tùy vào tình trạng bệnh lý. Nếu là cấp tính thì dùng từ 10 đến 14 ngày. Còn nếu tình trạng mãn tính sẽ dùng từ 1 tháng đến 3 tháng.

⇒ Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc viêm xoang: Cách 12 giờ sẽ uống Cotrim một lần hàm lượng 800mg và 160mg Sulfamethoxazole-trimethoprim. Thường thì người bệnh sẽ dùng thuốc từ 10 đến 14 ngày. Nhưng nếu như viêm xoang tái phát nhiều lần thì có thể dùng từ 3 đến 4 tuần.

Đối với trẻ em khi dùng Cotrim:

⇒ Nếu trẻ bị viêm tai giữa, bị nhiễm trùng đường tiết niệu bởi Escherichia coli: Dùng 4mg/kg và 12 giờ uống 1 lần. Nên dùng trong thời gian từ 10 đến 14 ngày. Nhưng lưu ý rằng chỉ dùng khi bệnh nhân bị bệnh 2 tuần trở lên.

⇒ Nếu bị bệnh Shigellosis: Dùng 4mg/kg và uống mỗi 12 giờ trong thời gian 5 ngày. Nếu bị nhiễm trùng nặng thì uống từ 8 đến 10mg/kg mỗi ngày chia thành 4 liều và cách nhau từ 6 đến 8 hay 12 giờ một lần uống. Nhưng liều dùng tối đa không được quá 960mg mỗi ngày. Dùng điều trị ít nhất trong 5 ngày.

⇒ Nếu bị bệnh viêm phổi Pneumocystis: Dùng từ 15 đến 20mg/kg mỗi ngày theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc là đường uống sau mỗi 24 giờ. Ngoài ra có thể chia thuốc ra thành 4 liều dùng mỗi 6 giờ. Thuốc chỉ được dùng điều trị bệnh từ 14 đến 21 ngày.

CÁC VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý VỀ THUỐC COTRIM

1. Thận trọng khi dùng

► Bệnh nhân nếu dị ứng cùng thành phần trimethoprim và sulfamethoxazole thì không nên sử dụng.

► Với bà bầu trước khi sử dụng cần liên hệ để được bác sĩ tư vấn.

► Nếu bản thân bị những triệu chứng dưới đây cần phải thông báo để bác sĩ có được hướng sử dụng phù hợp:

► Bị thiếu máu vì thiếu acid folic.

► Bị mắc bệnh gan, thận.

► Bị dị ứng mức độ nặng, bị suy dinh dưỡng và hen suyễn.

► Bệnh nhân bị thiếu lucose-6-phosphate dehydrogenase.

► Đối tượng phụ nữ đang mang thai cũng cần thông báo với bác sĩ để có được giải pháp dùng Cotrim hay không.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Dùng thuốc Cotrim có thể gây ra một số tác dụng phụ phổ biến như: Bệnh nhân bị ngủ không sâu, mất ngủ, chóng mặt, choáng váng, đau khớp, ù tai.

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn bao gồm: Đau đầu, đau họng, sốt, da bị nổi mẩn, bị bong tróc, phồng rộp da, khó thở, bị ho, bị tiêu chảy, bồn chồn, ảo giác, co giật, tim đập chậm, mạch yếu, ớn lạnh, đau nhức người, bị sốt, đau dạ dày, buồn nôn, khó thở, chán ăn, sưng lưỡi, môi, mặt, họng.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Cotrim có thể tương tác cùng một số thuốc như: Thuốc lợi tiểu, thuốc làm loãng máu, thuốc chống động kinh, thuốc methotrexete, hoạt chất ức chế men…

Do vậy bệnh nhân cần thông báo kỹ với bác sĩ tất cả loại thuốc mà mình đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa, không kê toa, thực phẩm chức năng, vitamin, thuốc bôi da…

http://narihealthy.blog.shinobi.jp/

PR

コメント

プロフィール

HN:
Phòng khám đa khoa Hồng Cường
性別:
非公開

P R