PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG CƯỜNG
✚ Địa chỉ: 87 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
✚ Thời gian làm việc: Từ 8h – 20h từ thứ 2 đến chủ nhật (kể cả lễ, tết)
✚ Website: https://phongkhamdakhoahongcuong.vn/
✚ Hotline: (028) 3863 9888 - tư vấn miễn phí 24/24
http://google.com.do/url?q=https://phongkhamdakhoahongcuong.vn/
Cụ thể Làm thế nào để điều trị sỏi amidan? Cùng nhau tìm hiểu về căn bệnh sỏi amidan qua những thông tin được chia sẻ bên dưới để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị bệnh sỏi amidan.
Tổng quan về bệnh sỏi amidan
Sỏi amidan là gì?
► Có thể hiểu đơn giản sỏi amidan (hay còn được gọi là bã đậu amidan) là tình trạng bên trong amidan xuất hiện những nốt cứng có màu trắng hoặc vàng. Người bệnh thường không nhận ra bản thân bị sỏi amidan, vì kích thước của sỏi rất nhỏ, thông thường chỉ cỡ hạt gạo.
► Sỏi amidan không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng đôi khi có thể phát triển với kích thước lớn hơn khiến amidan bị sưng lên và có mùi hôi khó chịu.
Nguyên nhân gây bệnh sỏi amidan
Sỏi amidan thường hình thành ở các kẽ hở, đường rãnh của amidan. Đó là tập hợp của các mảnh vụn từ chất nhầy, nước bọt, tế bào chết, thức ăn… khi chúng bị mắc kẹt và tích tụ lại trong amidan. Lâu dần những mảnh này sẽ xảy ra phản ứng phân hủy, tạo ra nấm và vi khuẩn, khi đó, người bệnh sẽ cảm nhận được sự xuất hiện của những mùi khác biệt.
Theo thời gian, những mảnh vụ này sẽ cứng lại hình thành sỏi amidan. Một số trường hợp tạo thành một viên sỏi amidan kích thước lớn, nhưng cũng có trường hợp hình thành nhiều hạt sỏi có kích thước nhỏ. Nhìn chung, sỏi amidan có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
► Vệ sinh răng miệng không thường xuyên, không đúng cách hay kém sạch sẽ.
► Người bệnh mắc các bệnh về xoang mãn tính
► Do viêm amidan mạn tính
Triệu chứng của bệnh sỏi amidan
Mặc dù sỏi amidan khó có thể nhìn thấy và phát hiện, nhưng nếu chú ý có thể nhận thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường. Bao gồm những triệu chứng sau:
► Hơi thở có mùi hôi do trong qua trình vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gặp sỏi amidan, sỏi được xem là một loại thức ăn của vi khuẩn; khi tiêu hóa sỏi, các vi khuẩn sẽ thải ra khí sulfur có mùi hôi đặc trưng.
► Viêm họng, đau họng, chủ yếu là đau và khó chịu tại các vị trí có sỏi amidan
► Khó nuốt do sự cản trở của sỏi amidan. Đặc biệt, khi sỏi có kích thước lớn sẽ gây khó khăn và đau rát khi người bệnh nuốt thức ăn.
► Người bệnh có thể cảm thấy đau tai, ù tai. Nguyên nhân là do sự liên kết thần kinh giữa tai và họng gây ra phản xạ đau tai, ù tai, đặc biệt là khi sỏi có kích thước to.
► Xuất hiện những mảnh vụn màu trắng/ vàng trên amidan, đặc biệt là thường xuất hiện amidan khẩu cái.
► Ho liên tục và sưng amidan.
Thông thường, nếu sỏi amidan có kích thước nhỏ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Đồng thời, người bệnh cũng không nên quá lo lắng về nguy cơ lây nhiễm của sỏi amidan. Vì bệnh này chỉ có thể hình thành khi có sự tương tác, phản ứng giữa vi khuẩn hoặc nấm trong khoang miệng của từng người.
Biến chứng của bệnh sỏi amidan
► Hiếm khi người bệnh gặp phải các biến chứng của bệnh sỏi amidan. Trường hợp biến chứng nghiêm trọng nhất có thể gặp phải là apxe amidan.
► Nếu sỏi amidan có kích thước lớn có thể phá vỡ mô amidan. Từ đó có thể dẫn đến sưng, viêm và nhiễm trùng amidan. Lúc này, có lẽ phải tiến hành thủ thuật để điều trị các triệu chứng nhiễm trùng.
Phương pháp điều trị bệnh sỏi amidan
Phần lớn sỏi amidan đều vô hại, nhưng lại có thể gây ra mùi hôi khó chịu khiến người bệnh thiếu tự tin khi giao tiếp. Ngoài ra, nếu bệnh kéo dài các sỏi amidan có thể phát triển lớn hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, cần nhanh chóng điều trị sỏi amidan.
Sỏi amidan có thể được điều trị bằng các phương pháp đơn giản tại nhà hoặc các thủ thuật ngoại khoa thực hiện tại các cơ sở y tế. Bao gồm: Súc miệng
► Hòa một ít muối với nước ấm, súc miệng – súc họng bằng nước muối đều đặn mỗi ngày có thể làm dịu các cơn đau họng và đánh bật sỏi amidan.
► Những hoạt chất có trong nước muối có thể thay đổi môi trường ở khoang miệng, giúp đánh bay mùi hôi khó chịu. Nạo sỏi amidan
► Phải thực hiện nạo sỏi amidan tại các cơ sở y tế để đảm bảo các điều kiện về vệ sinh và an toàn. Người bệnh không nên tự ý nạo sỏi bằng các vật dụng cứng, bằng tay hay tăm bông tại nhà.
► Vì cấu trúc niêm mạc họng rất mỏng manh, nếu dùng tay hay các vật cứng loại bỏ sỏi có thể gây ra một số rủi ro như chảy máu, nhiễm trùng.
Dùng thuốc kháng sinh
► Trong một số trường hợp, có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các triệu chứng của bệnh sỏi amidan. Đồng thời thuốc cũng có thể làm giảm số lượng vi khuẩn có trong amidan.
► Nhược điểm của việc dùng thuốc kháng sinh là không thể điều trị được căn nguyên gây bệnh và nguy cơ gặp phải tác dụng phụ khá cao. Bác sĩ không khuyến khích dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, đồng nghĩa với việc nếu ngưng thuốc sỏi amidan có thể xuất hiện trở lại. Cắt amidan
► Được chỉ định khi đã điều trị bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng sỏi amidan vẫn không khỏi. Bác sĩ có thể thực hiện cắt amidan bằng dao mổ, tia laser hoặc các thiết bị phẫu thuật khác.
► Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi quanh phương pháp cắt amidan. Theo bác sĩ chuyên khoa thì chỉ nên áp dụng phương pháp này với trường hợp bệnh nặng, mạn tính khi nguy cơ gặp phải các biến chứng là rất cao.
Biện pháp phòng ngừa sỏi amidan
Sỏi amidan có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào vào những thời điểm khác nhau. Chính vì vậy cần phòng ngừa sỏi amidan bằng các biện pháp sau:
► Vệ sinh răng miệng thường xuyên và sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn tấn công vào khoang miệng
► Không nên hút thuốc lá, để tránh gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, khiến hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả.
► Thường xuyên súc họng và vệ sinh răng miệng bằng nước muối.
► Thường xuyên uống nước để duy trì độ ẩm cho các niêm mạc họng. https://narihealthy.blog.shinobi.jp