忍者ブログ

Titanhealthy

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG CƯỜNG ✚ Địa chỉ: 87 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM ✚ Thời gian làm việc: Từ 8h – 20h từ thứ 2 đến chủ nhật (kể cả lễ, tết) ✚ Website: https://phongkhamdakhoahongcuong.vn/ ✚ Hotline: (028) 3863 9888 - tư vấn miễn phí 24/24 http://google.com.do/url?q=https://phongkhamdakhoahongcuong.vn/

2025/01/25

Thông tin cách dùng thuốc Ceftazidime hiệu quả

×

[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。

コメント

Chúng tôi hiện không chấp nhận ý kiến

2020/07/19

Thông tin cách dùng thuốc Ceftazidime hiệu quả

Dùng cho đối tượng bị nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn hô hấp, tai-mũi-họng, tiết niệu. Nội dung sau đảm bảo rằng sẽ giúp bạn biết rõ hơn về cách sử dụng thuốc Ceftazidime chính xác!

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ THUỐC CEFTAZIDIME

Với Ceftazidime thì nó thuộc về nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và giúp điều trị ký sinh trùng. Ngoài tên Ceftazidime thì thuốc còn có tên khác là Ceftazidim. Tên biệt dược bao gồm Bestum, Bactadim cùng với Betazidim. Dưới đây là những thông tin cụ thể hơn về thuốc.

1. Dạng bào chế

Thuốc được điều chế theo dạng bột pha dung dịch tiêm và thuốc bột pha tiêm.

2. Thành phần thuốc

Bên trong thuốc chứa thành phần chính là Ceftazidime pentahydrate.

Ngoài tên Ceftazidime thì thuốc còn có tên khác là Ceftazidim

3. Công dụng của thuốc

Thuốc Ceftazidime có tác dụng chính là ngăn ngừa cũng như tiêu diệt vi khuẩn vì ức chế enzyme tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Bên cạnh đó enzym của thuốc còn bền vững với hầu hết những beta-lactamase của các loại vi khuẩn.

Nhưng lưu ý thuốc nhạy cảm với vi khuẩn gram dương kháng ampicilin cùng với một số những cephalosporin khác. Hơn nữa Ceftazidime vẫn còn nhạy cảm với các vi khuẩn gram âm nhưng đã kháng aminoglycosid.

4. Phổ kháng khuẩn của thuốc

Ceftazidime tác động và giúp tiêu diệt một số những vi khuẩn gram âm ưa khí. Có thể kể đến như là Klebsiella, Acinetobacter, Enterobacter, E. coli, Proteus, Pseudomonas Citrobacter, Shigella, Neisseria meningitidis, Serratia, Salmonella, Neisseria gonorrhoea, và Hemophilus influenzae.

Bên cạnh đó thì thuốc phát huy hiệu quả tốt trong việc diệt khuẩn với một số các chủng Pneumococcus, Moraxella catarrhalis, Streptococcus tan máu beta…

5. Kháng thuốc

Bởi vì mất tác dụng ức chế những beta-lactamase vì vậy tình trạng kháng thuốc khi sử dụng Ceftazidime vẫn có thể xảy ra khi điều trị. Đặc biệt là với những chủng như Klebsiella, Enterobacter hay Pseudomonas spp.

Thuốc cũng sẽ không có tác dụng với Staphylococcus aureus kháng methicillin, Clostridium difficile, Bacteriodes fragilis, Listeria monocytogenes, Campylobacter spp và Enterococcus.

Cần biết về công dụng của thuốc Ceftazidime

6. Chỉ định dùng thuốc

Thuốc được chỉ định điều trị một số trường hợp bao gồm: Bị nhiễm khuẩn huyết, bị nhiễm độc huyết, bị áp xe phổi, viêm màng não, viêm phổi, giãn phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm tai giữa, viêm xương chũm, người bị xơ nang tụy tạng vì nhiễm trùng phổ, viêm xoang với cánh mũi cùng những bệnh lý nhiễm trùng nặng khác. Mặc khác sử dụng thuốc Ceftazidime còn giúp chữa viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, viêm thận, viêm mô tế bào…

Thuốc cũng điều trị một số vết thương ngoài da, tình trạng nhiễm trùng thứ cấp vì phỏng. Bị viêm túi mật có mủ, viêm đường mật, viêm vú, loét da, áp xe trong màng bụng, viêm phúc mạc, viêm túi thừa, viêm ruột, viêm túi thanh mạc nhiễm trùng, viêm xương, viêm tủy. Tình trạng nhiễm trùng kết hợp cùng thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú hay thẩm phân phúc mạc. Bệnh nhân bị suy giảm chức năng miễn dịch do máu dẫn đến nhiễm trùng nặng.

7. Chống chỉ định với thuốc

Ceftazidime chống chỉ định trong các trường hợp đó là:

⇔ Đối tượng mẫn cảm với hoạt chất Ceftazidime pentahydrate hay bất cứ thành phần nào có trong thuốc.

⇔ Đối tượng mà tiền sử bị sốc khi dùng thuốc.

⇔ Những bệnh nhân bị mẫn cảm quá mức với các loại thuốc kháng sinh chứa nhóm cephalosporin.

8. Cách dùng và liều lượng dùng

⇔ Cách dùng: Thuốc được dùng bằng cách tiêm qua đường tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch hay tiêm bắp sâu.

⇔ Liều dùng: Phụ thuộc vào độ tuổi mắc bệnh, tính nhạy cảm, cân nặng, chức năng thận người bệnh cùng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Đối với những người lớn khi dùng Ceftazidime thì:

+++ Để điều trị thông thường: Khuyến cáo dùng 0.5 đến 2gram và chia thành từ 2 đến 3 lần dùng trong ngày. Có thể dùng tiêm tĩnh mạch hoặc là tiêm bắp.

+++ Để điều trị nhiễm trùng đường niệu cùng một số các dạng nhiễm trùng không nghiêm trọng thì liều khuyến cáo là: Dùng từ 500mg hoặc là 1gram sau mỗi 12 giờ. Có thể tiêm Ceftazidime tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

+++ Để điều trị các tình trạng nhiễm trùng thì liều dùng khuyến cáo: 1gram thuốc mỗi 8 giờ hoặc dùng 2 gram thuốc mỗi 12 giờ. Có thể dùng Ceftazidime tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

+++ Để điều trị các tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng mà đặc biệt là đối với bệnh nhân bị suy giảm chức năng miễn dịch kể cả bệnh nhân bị suy giảm bạch cầu trung tính thì liều dùng khuyến cáo đó là: Dùng 2 gram thuốc mỗi 8 giờ hoặc mỗi 12 giờ. Hoặc có thể dùng 3 gram thuốc mỗi 12 giờ. Khi dùng sẽ tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

+++ Để điều trị tình trạng xơ nang tụy tạng nhưng bị nhiễm trùng phổi vì Pseudomonas thì nên dùng thuốc Ceftazidime: Liều cao từ 100 đến 150mg/kg trọng lượng mỗi ngày. Sử dụng mỗi ngày chia thành 3 lần có thể tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp.

Nắm rõ về cách sử dụng và liều dùng thuốc Ceftazidime

Đối với đối tượng trẻ em khi dùng thuốc Ceftazidime:

+++ Liều sử dụng với đối tượng trẻ em độ tuổi trên 2 tháng dùng với liều khuyến cáo: 30 đến 100mg/ kg trọng lượng mỗi ngày và chia thuốc thành từ 2 đến 3 lần dùng trong ngày.

+++ Liều sử dụng với đối tượng trẻ em trên 2 tháng bị xơ nang, tụy tạng vì nhiễm trùng, suy giảm chức năng miễn dịch hoặc là viêm màng não thì liều khuyến cáo là 150mg/ kg trọng lượng mỗi ngày. Hoặc dùng tối đa 6gram thuốc mỗi ngày.

+++ Liều dùng với trẻ sơ sinh cùng trẻ em dưới 2 tháng với liều khuyến cáo: Dùng từ 25 đến 60mg/kg trọng lượng mỗi ngày và chia thuốc 2 lần dùng mỗi ngày. Còn đối với trẻ sơ sinh thì thời gian bán hủy thuốc bên trong huyết thanh nó có thể kéo dài từ 3 đến 4 lần so với bệnh nhân người lớn.

Đối với người cao tuổi thì dùng thuốc Ceftazidime:

+++ Liều dùng lưu ý không được quá 3gram và đặc biệt là đối với người trên 80 tuổi.

+++ Bệnh nhân chức năng thận suy giảm thì thuốc sẽ đào thải chậm hơn người bình thường. Do vậy lưu ý đối tượng này phải giảm liều dùng Ceftazidime cho phù hợp với trường hợp suy thận mức độ nhẹ.

9. Bảo quản thuốc

Để thuốc Ceftazidime ở nơi mát mẻ, khô thoáng, tránh xa tầm với trẻ em.

VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý VỀ THUỐC CEFTAZIDIME

1. Khuyến cáo khi dùng

Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng bao gồm:

Đối tượng tiền sử mẫn cảm với bất cứ một thành phần nào của thuốc hoặc là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thì không nên dùng thuốc. Nhưng nếu dùng thuốc là thực sự cần thiết thì phải thận trọng khi dùng.

⇒ Trước khi điều trị người bệnh cần phải được hỏi tiền sử có mẫn cảm với nhóm kháng sinh b-lactam hoặc là Penicillin.

⇒ Phải thông báo ngay với bác sĩ nếu như bạn nhạy cảm với những tác nhân gây ra các dị ứng như là hen phế quản, nổi mề đay hay là phát ban…

⇒ Đối tượng bị rối loạn chức năng thận cần phải thận trọng khi dùng thuốc.

⇒ Với bệnh nhân không nhận được dinh dưỡng bằng đường miệng hoặc là nhận dinh dưỡng bằng đường tiêm tĩnh mạch, người sức khỏe kém hay bệnh nhân cao tuổi cũng phải theo dõi nghiêm ngặt khi dùng Ceftazidime. Vì thuốc nó có thể dẫn đến thiếu vitamin K.

⇒ Trước khi dùng thuốc thì người bệnh cần thử độ nhạy cảm cùng thuốc. Điều này sẽ giúp người bệnh phòng ngừa được tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.

⇒ Cần trao đổi kỹ cùng bác sĩ mà tiền sử mắc bệnh, tình trạng sức khỏe hiện tại.

⇒ Cần thử nghiệm trên da sẽ giúp bác sĩ có thể chẩn đoán một số những phản ứng xảy ra cùng thuốc như sốc thuốc.

⇒ Khi dùng Ceftazidime thì cần chuẩn bị một số biện pháp cấp cứu. Nếu bị dị ứng thì cần ngưng dùng thuốc. Nếu xảy ra phản ứng mẫn cảm trầm trọng thì nên dùng thuốc Glucocorticoid, thuốc kháng histamin, Epiniephrine cùng một số biện pháp khác giúp cấp cứu.

⇒ Nếu dùng thuốc Ceftazidime trong thời gian dài sẽ gây tăng trưởng quá mức một số những vi khuẩn không nhạy cảm cùng thuốc.

⇒ Với phụ nữ mang thai thì những nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định mức độ an toàn. Vì vậy chỉ nên dùng thuốc nếu có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.

⇒ Dùng Ceftazidime thì lượng nhỏ thuốc sẽ đào thải qua đường sữa mẹ. Do vậy nên thận trọng dùng thuốc khi đang cho bé bú.

⇒ Với trẻ sơ sinh cùng trẻ sinh non chưa được xác định độ an toàn của thuốc.

⇒ Dùng lượng lớn thuốc Ceftazidime qua đường tiêm tĩnh mạch nó có thể sẽ gây viêm tĩnh mạch huyết khối và đau mạch. Vì vậy cần thật cẩn trọng khi sử dụng dung dịch tiêm, vị trí tiêm và cả phương pháp tiêm. Ngoài ra thì thuốc cần được tiêm qua đường tĩnh mạch với tốc độ cực chậm.

⇒ Sau khi đã pha xong thì dung dịch tiêm cần được dùng ngay. Nhưng vẫn có thể bảo quản ở tủ lạnh trong 72 giờ và nhiệt độ phòng 6 giờ.

⇒ Nếu tiêm Ceftazidime pha cùng Vancomycin thì dung dịch bị tác động dẫn đến kết tủa. Do vậy cần làm sạch dụng cụ giữa các lần sử dụng cùng dây truyền tĩnh mạch.

Thuốc Ceftazidime có khả năng tương tác với một vài loại thuốc điều trị khác

2. Tác dụng phụ của thuốc

Khi dùng thuốc thì người bệnh có thể gặp một số những tác dụng phụ như là chóng mặt, sốc, thở rít, toát mồ hôi, vị giác bất thường, ù tai, ban đỏ, quá mẫn cảm, loạn xúc giác, nổi mề đay, đỏ bừng, phát ban dan, phản ứng phản vệ, ban đỏ với dạng sần, bị hoại tử biểu bì nhiễm độc, hệ thần kinh trung ương, giảm vị giác, hội chứng Stevens – Johnson, dị cảm, giật run cơ, chóng mặt đau đầu, co giật, suy thận cấp, huyết học.

Giảm huyết cầu toàn thể, giảm bạch cầu, tăng tiểu cầu, thiếu máu tan máu, tăng tiểu bào, tăng bạch cầu ưa eosine, gan, vàng da viêm kết tràng nặng, tiêu chảy, chán ăn, khát, bồn nôn, khó thở, rối loạn X-quang ngực, ho, bội nhiễm, viêm miệng, thiếu vitamin K, vitamin nhóm B, nhiễm nấm candida. Ngoài ra bệnh nhân còn bị viêm và đau khi tiêm bắp, viêm tĩnh mạch hay viêm tĩnh mạch huyết khối.

Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng này thì cần ngưng dùng thuốc Ceftazidime. Đồng thời cũng cần phải thay đổi việc điều trị theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

http://narihealthy.blog.shinobi.jp/

PR

コメント

プロフィール

HN:
Phòng khám đa khoa Hồng Cường
性別:
非公開

P R