PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG CƯỜNG ✚ Địa chỉ: 87 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM ✚ Thời gian làm việc: Từ 8h – 20h từ thứ 2 đến chủ nhật (kể cả lễ, tết) ✚ Website: https://phongkhamdakhoahongcuong.vn/ ✚ Hotline: (028) 3863 9888 - tư vấn miễn phí 24/24 http://google.com.do/url?q=https://phongkhamdakhoahongcuong.vn/
[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Chúng tôi hiện không chấp nhận ý kiến
Những bệnh thường mắc phải do nhiễm trùng nấm Candida là:
♦ Tưa miệng: Được gọi chung là nhiễm trùng miệng do nấm Candida albicans. Nấm sẽ ảnh hưởng đến các vị trí như: bề mặt ẩm quang môi, vòm miệng, trên lưỡi và bên trong má.
♦ Viêm thực quản: Bệnh là do nấm Candida từ miệng lây lan sang thực quản.
♦ Nhiễm nấm Candida ở da: Những vùng da ít thông thoáng, thường ẩm ướt như: tay thường xuyên mang găng tay, vành da ở gốc móng tay khi thường xuyên tiếp xúc với nước, vùng da quanh bẹn, các nếp gấp ở mông và dưới ngực… thường dễ bị nhiễm nấm Candida.
♦ Nhiễm nấm Candida vùng kín: Do sự phát triển mạnh mẽ của nấm Candida trú ngụ tại đường sinh dục gây nên và thường gây viêm phụ khoa ở nữ giới. Phụ nữ mang thai và người bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm nấm âm đạo cao hơn bình thường.
♦ Nhiễm trùng nấm Candida toàn thân: Nấm Candida có thể thông qua vết thương phẫu thuật, ống thông khí hoặc vị trí mở khí quản… xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng máu. Dần dần lây lan khắp cơ thể gây nhiễm trùng nặng. Nhiễm trùng nấm Candida toàn thân thường xảy ra ở trẻ sơ sinh có trọng lượng thấp hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu.
Các bệnh do nhiễm trùng nấm Candida gây ra ở vùng miệng, trên da, thực quản và đường sinh dục có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ít khi đe dọa đến tính mạng. Nghiêm trọng là khi nấm Candida xâm nhập vào máu, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Các chủng nấm Candida tồn tại trên cơ thể người và cân bằng với các vi sinh vật khác. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể khiến các chủng nấm phát triển mạnh mẽ và gây bệnh. Những nguyên nhân khiến nấm Candida phát triển và gây bệnh có thể là:
♦ Sử dụng thuốc kháng sinh, các loại thuốc có corticoid trong thời gian dài có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh vật, tạo điều kiện để nấm Candida trên cơ thể phát triển mạnh mẽ. Vì khi sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn có hại có thể tác động đến vi khuẩn vô hại và có tác dụng kìm hãm sự phát triển của nấm men khiến chúng phát triển vượt tầm kiểm soát.
♦ Hệ miễn dịch suy yếu nghiêm trọng, khả năng đề kháng giảm khiến các tác nhân gây bệnh như nấm Candida phát triển. Nhiễm trùng nấm Candida do suy giảm hệ miễn dịch thường gặp ở phụ nữ mang thai, người bị tiểu đường hoặc nhiễm HIV/AIDS…
♦ Do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, mặc quần áo bó sát khiến khu vực này không được thông thoáng tạo ra môi trường lý tưởng để nấm Candida phát triển, gây bệnh.
♦ Uống thuốc tránh thai cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm men ở âm đạo.
♦ Béo phì dù không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm Candida. Nấm thường xuất hiện tại các vùng da tiếp xúc và cọ sát nhau. Những người thừa cân, béo phì thường có nhiều nếp gấp trên da và dễ đổ mồ hôi nhiều, tạo môi trường ẩm ướt để nấm phát triển.
Đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng nấm Candida cao
Nhiễm trùng nấm Candida thường dễ xuất hiện và gây bệnh ở những tối tượng như:
♦ Mọi người đều có nguy cơ nhiễm trùng nấm Candida, nhưng phụ nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Đặc biệt là chị em phụ nữ có nồng độ hormone estrogen tăng cao.
♦ Nhóm người có hệ miễn dịch suy yếu như: Người nhiễm HIV/AIDS, trẻ sơ sinh, bệnh nhân tiểu đường, phụ nữ mang thai…
♦ Nhóm người sử dụng kháng sinh hay thuốc có thành phần corticoid dài ngày, điều trị bệnh ung thư bằng xạ trị hay hóa trị.
♦ Nhóm người giữ vệ sinh cơ thể và vùng kín kém, người đeo răng giả…
Tùy vào khu vực nhiễm trùng nấm candida và mức độ nhiễm nấm mà bệnh có những triệu chứng khác nhau. Bao gồm các triệu chứng như:
♦ Nhiễm trùng nấm candida ở da: Trên da xuất hiện các đốm màu trắng hoặc đỏ, những đốm này thường ngứa rát và có thể sưng lên.
♦ Nhiễm trùng nấm candida ở miệng: Hay còn được gọi là bệnh tưa miệng. Triệu chứng của bệnh là: bên trong miệng, đặc biệt là trên vòm miệng, lưỡi và xung quanh môi xuất hiện các mảng trắng như sữa đông.
Nếu cạo sạch mảng trắng sẽ nhìn thấy lớp niêm mạc bị viêm; tấy đỏ và chảy máu nhẹ, nướu răng cũng có thể bị lở loét, xuất hiện các mảng trắng – đỏ quanh nướu.
♦ Nhiễm trùng nấm candida ở thực quản: Triệu chứng điển hình là khó nuốt, đau khi nuốt, đau ngực ở khu vực phía sau xương ức.
Xem thêm thông tin:
https://dakhoanguyentrai.vn/nhung-kien-thuc-can-thiet-cho-chi-em-bi-hoi-am-dao.html